Có rất nhiều nhà thiên văn học đang nghiên cứu trên thế giới. Một số nhà thiên văn học dựa vào các đài quan sát thiên văn, trong khi số còn lại làm việc tại các trường đại học hoặc các tổ chức nghiên cứu.
Bạn có thể thấy trong bức ảnh này là đài quan sát thiên văn ở Hà Lan, được gọi là hệ thống LOFAR (Low-Frequency Array). Nó từng được sử dụng để tìm kiếm trong vũ trụ các đối tượng trước đây chưa được khám phá bằng cách sử dụng sóng vô tuyến. Hàng trăm các nhà thiên văn học trên toàn thế giới hiện nay vẫn đang sử dụng hệ thống LOFAR phục vụ cho công việc của mình.
Khi các nhà thiên văn học ở rất xa làm việc với nhau, họ sử dụng công cụ trực tuyến, chẳng hạn như thư điện tử (email) hoặc gọi trực tuyến (video calling). Họ cũng có thể sắp xếp để gặp nhau tại văn phòng hoặc các cuộc họp thiên văn quốc tế. Các nhà thiên văn học khi có được những khám phá mới, họ thường sẽ công bố công trình nghiên cứu của mình như là nỗ lực của cả nhóm.
Ví dụ như, công trình nghiên cứu được công bố mới đây dựa trên hệ thống LOFAR là thành quả của một nhóm 84 các nhà thiên văn học từ 26 trường đại học khác nhau và viện nghiên cứu của 9 quốc gia! Họ sử dụng hệ thông LOFAR để khám phá ra các nhóm thiên hà mà được gọi là Cụm thiên hà (galaxy cluster).Họ nhận thấy các tín hiệu sóng vô tuyến từ cụm thiên hà mạnh hơn nhiều so với dự đoán. Các nhà thiên văn học cho rằng bởi vì nó va chạm với một cụm thiên hà nhỏ hơn.
Ngày nay, nhóm các nhà thiên văn thường chia sẻ công trình nghiên cứu của mình với các nhà thiên văn khác trên toàn thế giới. Điều này là bởi vì các nhà thiên văn luôn làm việc nhóm với nhau và chia sẻ những ý tưởng tại những cuộc họp quốc tế mà chúng ta thường goi là “hội đồng thiên văn”. Nó như là một ngôi làng, nơi mà các nhà thiên văn học trên toàn trái đất sống chung với nhau!
Bạn có biết
Các nhà thiên văn cho rằng, hệ thống LOFAR cuối cùng sẽ có thể phát hiện ra hơn 100,000,000 vật thể trong Vũ trụ bao la rộng lớn này.
Share: