Ngày nay, các nhà khoa học trên tàu không gian Bình Minh đã tạo ra một bước ngoặt to lớn với một phát hiện mới đầy hấp dẫn: một trong những ngọn núi lớn nhất trong Hệ Mặt Trời được tìm thấy trên một thiên thạch!
Thiên thạch là các khối bằng đá và các vật chất bị đóng băng trong không gian. Chúng rất cổ và được hình thành cùng lúc với Hệ Mặt Trời. Phần lớn các thiên thạch trong Hệ Mặt Trời được tìm thấy ở giữa Hỏa Tinh và Mộc Tinh – một khu vực được gọi là Vành đai Thiên thạch.
Bằng việc tìm hiểu các thiên thạch, các nhà thiên văn học hy vọng sẽ biết nhiều hơn về sự hình thành của Hệ Mặt Trời. Đó là lý do các nhà thiên văn học gởi tàu không gian Bình Minh vào chuyến hành trình 4 năm tới thiên thạch được gọi là Vesta, được tìm thấy ở Vành đai Thiên thạch. Kể từ tháng 7, nó đã quay xung quanh thiên thạch, chụp ảnh bề mặt của tảng đá không gian này.
Vesta nhỏ hơn Trái đất chúng ta khá nhiều – bạn có thể đặt vừa 14.000 thiên thạch này vào bên trong Trái đất đấy! Cơ mà nó chỉ là một cục đá nhỏ, song với bức ảnh chụp bởi tàu không gian Bình Minh đã cho thấy trên bề mặt của Vest có một trong những ngọn núi lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Ngọn núi khổng lồ này cao đến 20.000 mét – chiều cao này ngang nhiên gấp đôi chiều cao của ngọn núi cao nhất trên Trái đất chúng ta đó!
Vào tháng 7 tới, tàu không gian Bình Minh sẽ rời Vesta và hướng tới thiên thạch lớn nhất trong Hệ Mặt trời, được gọi là Ceres. Để đi tới hai thiên thạch này, tàu không gian sử dụng một loại thiết bị mới, được gọi là ‘lái ion’ – nó giống như một thứ gì đó từ Star Trek!
Bạn có biết
Khoảng 1 trong 20 thiên thạch được tìm thấy trên Trái Đất được cho rằng đến từ thiên thạch Vesta! Thiên thạch đã vỡ ra từ Vesta trong vụ va chạm với các thiên thạch khác. Cuối cùng, những mảnh đá rơi xuống Trái Đất chúng ta!
Share: